Có thể nói, lợi nhuận là mục tiêu số một của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình. Việc này đòi hỏi sự kinh nghiệm, sáng tạo và quản lý thông minh. Vậy, để giúp doanh nghiệp của bạn đạt được mục tiêu lợi nhuận cao hơn, hãy cùng tìm hiểu một các cách tăng lợi nhuận trong bài viết dưới đây của BICTweb nhé.
Lợi nhuận là gì?
Lợi nhuận là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế và phát triển tương lai của một doanh nghiệp. Nó phản ánh sự chênh lệch giữa doanh thu và các chi phí đầu tư, chi phí phát sinh của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được tính bằng cách khấu trừ các chi phí cần thiết như mua bán sản phẩm, dịch vụ, thuê mặt bằng, lương nhân viên, và là kết quả tài chính cuối cùng sau khi doanh thu được nhận về. Các nhà đầu tư sử dụng chỉ số lợi nhuận để đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai và quyết định đầu tư.
Phân loại lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế của một doanh nghiệp và được chia thành các loại khác nhau. Các loại lợi nhuận bao gồm:
- Lợi nhuận gộp: khoản lợi nhuận thu được sau khi đã khấu trừ giá vốn (chi phí liên quan đến sản xuất, mua bán sản phẩm và chi phí liên quan đến dịch vụ của doanh nghiệp).
- Lợi nhuận ròng: là cách tính lợi nhuận đầy đủ nhất. Khoản lợi nhuận còn lại sau khi đã khấu trừ toàn bộ chi phí đầu tư cho sản phẩm ( giá vốn, chi phí vận hành quản lý,…), bao gồm cả thuế.
- Lợi nhuận trước thuế: khoản lợi nhuận thu được trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản điều chỉnh thuế khác.
- Lợi nhuận sau thuế: khoản lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ các khoản thuế phải nộp.
Công thức tính lợi nhuận
SL khách hàng tiềm năng x Tỷ lệ chuyển đổi = Số lượng khách hàng
Số lượng khách hàng x Số lượng giao dịch x Doanh thu trung bình trên mỗi lần bán hàng = Doanh thu
Doanh thu x Tỷ suất lợi nhuận = LỢI NHUẬN
Vai trò của lợi nhuận
Đối với doanh nghiệp
Lợi nhuận là một yếu tố quan trọng đánh giá tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cho thấy doanh nghiệp có đang kiếm tiền tốt hay không và tình hình lợi nhuận có ổn định qua từng giai đoạn không. Mục tiêu mà các doanh nghiệp nên hướng tới chính là nâng cao lợi nhuận kinh doanh trong từng thời điểm.
Từ số liệu đó, doanh nghiệp có thể đánh giá và xây dựng chiến lược kinh doanh và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Lợi nhuận còn có tác động trực tiếp đến mọi mặt của doanh nghiệp, đặc biệt là tình hình tài chính.
Khi doanh nghiệp có lợi nhuận, họ có thể thanh toán các khoản nợ cũng như chi phí cố định trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Điều này đảm bảo được khả năng xoay vòng vốn, cân đối được khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không đạt được lợi nhuận dự kiến, họ sẽ gặp phải khó khăn trong việc cung cấp nguồn tài chính mới, đề xuất các dự án đầu tư mới, và bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Đối vối người lao động
Lợi nhuận của doanh nghiệp không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước mà còn ảnh hưởng đến người lao động. Khi lợi nhuận của doanh nghiệp tăng cao, người lao động sẽ được hưởng nhiều quyền lợi như mức lương cao hơn, tiền thưởng nhiều hơn. Từ đó, độ tin cậy của người lao động đối với doanh nghiệp sẽ tăng cao và họ sẽ cảm thấy động lực hơn trong công việc, dẫn đến sự tăng cao hiệu suất làm việc. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp có lợi nhuận tốt, họ cũng có thể đầu tư vào phát triển cơ sở vật chất, tăng cường đào tạo nhân viên, tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến cho người lao động trong công ty. Tất cả những điều này sẽ giúp tăng cường lòng trung thành của người lao động và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp mãi mãi.
Đối với nền kinh tế
Lợi nhuận đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Sự tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc tăng trưởng nền kinh tế. Bởi vì khi doanh nghiệp có lợi nhuận cao, họ có thể đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động kinh doanh mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút đầu tư từ nước ngoài và tạo ra việc làm cho người dân.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải đóng góp một phần thuế cho Nhà nước, và khi có lợi nhuận cao sẽ đóng góp nhiều thuế hơn. Điều này sẽ giúp tăng ngân sách cho nhà nước, tăng khả năng đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế,… và hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế của đất nước.
Cách gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp theo cấp số nhân
Để gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp theo cấp số nhân, chúng ta có thể áp dụng công thức 5 Ways. Cụ thể, chúng ta có thể thực hiện những cách sau đây:
- Tăng số lượng khách hàng tiềm năng
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi
- Tăng số lượng giao dịch
- Tăng doanh thu trung bình trên mỗi lần bán hàng
- Tăng tỷ suất lợi nhuận
Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, để tăng lợi nhuận, chúng ta cần tập trung vào từng yếu tố một và áp dụng những giải pháp tốt nhất để cải thiện.
Tăng số lượng khách hàng tiềm năng
Tăng số lượng khách hàng tiềm năng là một trong những cách quan trọng để giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh. Khách hàng tiềm năng là những người có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và sẽ sẵn sàng chi trả để giải quyết nhu cầu đó.
Để tăng số lượng khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp có thể thực hiện các cách sau:
- Quảng cáo trên mạng xã hội: Facebook, Instagram, Youtube, Zalo, Twitter, Tik Tok, …
- Quảng cáo trên các cây quảng cáo công cộng: Cây quảng cáo nút giao thông, quảng cáo ở các tòa nhà cao tang, chung cư, …
- Quảng cáo trên Email & SMS
- Quảng cáo trên thang máy
- Quảng cáo trên các phương tiện di chuyển: Xe buýt, cáp treo, máy bay, taxi, …
- Quảng cáo tại các địa điểm tập trung đông người: Sân bay, sự kiện hội nghị, ga tàu, quán cà phê, rạp chiếu phim, trường học, siêu thị, điểm du lịch, quán ăn, nhà hàng, nhà nghỉ, showroom trưng bày, ….
- Quảng cáo trên báo chí: Nhật báo, báo địa phương, báo điện từ, audio, đài phát thanh, truyền hình, …
- Quảng cáo từ người ảnh hưởng (KOL)
- Phát tờ rơi
- Sản xuất bộ Sales Kit: Catalogue, brochure, to roi, phiếu giảm giá, backdrop, standee, băng rôn, …
- Quảng cáo trên các MV ca nhạc, chương trình truyền hình thực tế,…
- Tặng quà xin thông tin khách hàng
- Hợp tác chiến lược với các đối tác, đại lý, các đơn vị có chung tệp khách hàng.
- Xây dựng câu chuyện thương hiệu thông qua viết sách và phim ảnh
- Đổi mới bao bì sản phẩm
- Gửi bưu thiếp điện từ
- Đẩy mạnh tài trợ các chương trình cộng đồng
- Tổ chức các cuộc thi quảng cáo thông qua việc tham gia hoặc tổ chức các sự kiện cộng đồng, các hoạt động tài trợ, thienj nguyện.
- Livestream
- Tham gia các hội chợ thương mại
- Quảng cáo tự việc tổ chức các hoạt động đạp xe giới thiệu sản phẩm
- May đồng phục
- Liên kết với chính phủ
- Tài trợ, in logo và slogan lên các đồ gia dụng
- Quảng cáo trên các ứng dụng điện thoại
- Thực hiện chính sách để khách hàng giới thiệu cho khách hàng
- Thiết kế và in ấn danh thiếp
- Tạo quan hệ công chúng
- Chiến dịch Flash Sale
Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi là một chỉ số quan trọng để đo lường hiệu quả của chiến lược bán hàng và marketing của doanh nghiệp. Nó thể hiện tỷ lệ số khách hàng tiềm năng đã quyết định mua hàng so với số lượng khách hàng tiềm năng. Việc tăng tỷ lệ chuyển đổi giúp tổng doanh số của doanh nghiệp tăng cao hơn.
Để tăng tỷ lệ chuyển đổi, doanh nghiệp có thể áp dụng các cách sau:
- Ban hành chính sách cam kết bằng văn bản
- Xác định điểm bán hàng độc nhất
- Phát triển dòng sản phẩm riêng biệt
- Bán các sản phẩm độc quyền
- Cung cấp các sản phẩm thực sự chất lượng
- In ấn danh sách lợi ích và sản phẩm dịch vụ
- Sử dụng phiếu đánh giá, cảm nhận của khách hàng
- Sử dụng hình ảnh trước/sau khi sử dụng sản phẩm
- Trình bày mẫu thử, hình ảnh minh họa
- Cho phép khách hàng dùng thử sản phẩm
- Kinh doanh các dòng sản phẩm độc quyền
- Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ
- Tạo thiện cảm, đối đãi đặc biệt với khách hàng
- Định vị thương hiệu ở phân khúc cao
- Cung cấp giá trị tặng thêm
- Dẫn đầu xu hướng thị trường
- Tạo danh mục sản phẩm, giá cả
- Cung cấp đầy đủ thông tin cho Sales và đào tạo
- Xây dựng kịch bản bán hàng và đào tạo cho nhân viên Sale
- Đo lường tỉ lệ chuyển đổi
- Khích lệ đội ngũ nhân viên
- Khảo sát những khách hàng cũ và khách hàng không mua
- Cải tiến văn phòng, phương tiện hỗ trợ công tác bán hàng
- Công khai trưng bài các giải thưởng, chứng nhận
- Đăng ký tải khoản cho khách hàng
- Sử dụng hệ thống CRM để quản lý khách hàng
- Đa dạng hóa phương thức đặt hàng và hỗ trợ đặt hàng
- Trưng bày sản phẩm, giải thường tại các điểm bán hàng, showroom
- Lập kế hoạch thanh toán và huy động nguồn vốn
- Xây dựng sơ đồ quy trình bán hàng
- Hướng dẫn sử dụng sản phẩm trực tiếp hoăc qua video
- Viết lại yêu cầu báo giá, hồ sơ dự thầu, hồ sơ mời thầu, kế hoạch dòng tiền.
- Thu thập đầy đủ thông tin khách hàng và xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin
- Xác định rõ khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng
- Làm SEO để tăng doanh thu
Tăng số lượng giao dịch
Tăng số lần giao dịch là một trong những cách hiệu quả để cải thiện doanh số của doanh nghiệp. Số lần giao dịch chính là số lần khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ mới hoặc lặp lại theo từng chu kỳ.
Để tăng số lần giao dịch của khách hàng, doanh nghiệp có thể áp dụng một số cách sau:
- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn khiến khách hàng cảm thấy mình đặc biệt hơn.
- Cải thiện chất lượng dịch vụ tốt hơn
- Giao hàng một cách uy tín và nhất quan
- Chăm sóc và giữ liên lạc với khách hàng thường xuyên
- Phân cấp danh mục sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng
- Tạo ra các sản phẩm Combo khóa chặt khách hàng
- Giới thiệu toàn bộ danh mục sản phẩm cho khách hàng biết
- Xây dựng bài tư vấn cho từng sản phẩm bổ trợ đến nhau để hướng khách hàng mua nhiều sản phẩm
- Tăng số lượng sản phẩm để khách hàng lựa chọn
- Giới thiệu các phiên bản nâng cấp của sản phẩm
- Luôn sẵn sàng nguồn hàng trong kho
- Có chính sách tích điểm nhận quà cho khách hàng sau mỗi lần mua hàng
- Lưu lại thông tin của khách hàng và gửi các chương trình ưu đãi đặc biệt cho khách hàng
- Thông báo các sản phẩm mới ra mứt tới khách hàng thông qua Email, SMS, Fanpage
- Đặt mục tiêu hướng khách hàng có xu hướng mua nhiều
- Gửi lời chúc, tặng quà khách hàng vào những dịp đặc biệt
- Tổ chức các cuộc thi, gameshow cho khách hàng
- Tổ chức các chương trình, sự kiên tri ân tới khách hàng
- Áp dung các chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng thân thiết
- Tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm/dich vụ
- Nâng cấp sản phẩm, dịch vụ để gia tăng, duy trì lòng trung thành của khách hàng
- Dán nhãn sticker, logo và thông tin liên lạc lên sản phẩm
- Giới thiệu đầy đủ thông tin để khiến khách hàng lưu lại
- Cung cấp mẫu thử miễn phí cho khách hàng
- Sử dụng thẻ mua hàng nhiều lần
- Liên tục giới thiệu các sản phẩm tới khách hàng yêu cầu dừng lại
- Lập kế hoạch mua sắm cho khách hàng
- Ưu đãi những đơn hàng tiếp theo của khách hàng
- Xây dựng hệ thống nhắc nhở mua hàng
- Đào tạo tập trung và giá trị sảm phẩm, dịch vụ.
Tăng doanh thu trung bình trên mỗi lần bán hàng
Tăng doanh thu trung bình trên mỗi lần bán hàng không những giúp đẩy mạnh lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn giúp tăng sự hài lòng của khách hàng. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp có thể áp dụng những cách sau đây:
- Tăng giá bán các sản phẩm dịch vụ
- Tăng giá trị các sản phẩm/dịch vụ
- Bán kèm thêm các sản phẩm hoặc dịch vụ hỗ trợ
- Tập trung xây dụng, cải tiến kịch bản, up sale thêm sản phẩm/dịch vụ
- Cải thiện việc bố trí, trung bày sản phẩm/dịch vụ
- Thiết kế hình ảnh sản phẩm hoặc dịch vụ bắt mắt, thu hút
- Tập trung vào tệp khách hàng thuộc phân khúc VIP
- Xây dựng chính sách mua combo ưu đãi
- Xây dựng các chương trình khuyến mãi khi mua được sản phẩm tiếp theo
- Xây dựng chính sách tặng voucher giảm giá, tích điểm khi mua các đơn hàng có nấc thang giá trị khác nhau
- Tập trung vào khách hàng mua sỉ
- Xây dựng thang sản phẩm với nhiều lựa chọn
- Thông tin đầy đủ về danh mục sản phẩm/dịch vụ
- Đa dạng hình thức thanh toán đơn hàng
- Cho phép thanh toán theo các mốc thời hạn khác nhau.
- Có phương án hỗ trợ tài chính cho nhưng khách hàng có nhu cầu sử dụng
- Bán chéo sản phẩm/dịch vụ
- Tính phí tư vấn, vận chuyển, bảo hành.
- Sử dụng bảng khảo sát khách hàng để up sale các sản phẩm theo đúng nhu cầu
- Thiết lập mức giá đặt hàng tối hiểu, chấp nhận đặt cọc.
- Thiết lập đo lượng mục tiêu doanh thu trunh bình trên mỗi lần bán hàng và tập trung tổ chức đội bán hàng gia tăng chỉ số này
- Thiết kế chiến lược sản phẩm, dịch vụ theo hướng giải pháp toàn diện cho một hoặc một vài vấn đề của khách hàng.
- Kinh doanh các dòng sản phẩm độc quyền
- Lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ
- Tạo thiện cảm, đối đãi đặc biệt với khách hàng
- Giá dục thị trường, tập trung vào giá trị thay vì giá cả
- Định vị thương hiệu ở phân khúc cao cấp
- Xây dựng bẫy giá sản phẩm/dịch vụ (size to, số lượng nhiều thì giá/đơn vị thấp hơn nhiều só với mua bán sản phẩm size nhỏ, số lượng ít)
Tăng tỷ suất lợi nhuận
Tăng tỷ suất lợi nhuận là việc tăng tỉ số giữa khoản lợi nhuận thu về so với số vốn bỏ ra để kinh doanh. Nó là một chỉ số quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp, vì nó cho thấy doanh nghiệp đang thu được lợi nhuận cao hơn so với mức độ đầu tư của họ.
Để tăng tỷ suất lợi nhuận, doanh nghiệp có thể áp dụng một số cách:
- Xây dựng và vận hành đúng quy trình thu chi không để thất thoát chi phí
- Xây dựng các chương trình/chính sách khích lệ mỗi CBNV tham gia cắt giảm chi phí lãng phí từ những hoạt động nhỏ nhất
- Lựa chọn bán các sản phẩm/dịch vụ có lợi nhuận cao.
- Nâng cao kỹ năng đàm phán để có được mức giá tốt nhất từ nhà cung cấp
- Tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá danh sách nhà cung cấp hàng kỳ.
- Giao chỉ tiêu cắt giảm chi phí cho các bộ phận.
- Quản lý hiệu suất, năng suất và thời gian làm việc của nhân sự bằng KPI
- Xây dựng chính sách lương thưởng theo hiệu quả kinh doanh
- Tối ưu chi phí thuê
- Giảm tỷ lệ lỗi khi sản xuất hàng hóa
- Giảm tỷ lệ lỗi khi giao hàng
- Dự toán ngân sách và kiểm soát ngân sách theo định mức
- Thực hiện việc tái chế
- Thuê ngoài, giảm việc đầu tư tài sản, công cụ, dụng cụ
- Giảm chi phí tuyển dụng bằng phương án tuyển dụng nội bộ
- Nhận ký gửi hàng hóa
- Thõng kê các khoản chi phí, báo cáo thường xuyên và đánh giá định ý hiệu quả các khoản chi phí
- Xin tài trợ hoặc vay mượn
- Giảm thiếu các công đoạn trùng lặp trong công việc
- Lưu trữ cơ sở dữ liệu chính xác
- Cắt giảm đội ngũ nhân sự làm việc chưa hiệu quả
- Cắt giảm đội ngũ quản lý không cần thiết
- Cắt giảm chi phí cho giám đốc
- Kê khai thường xuyên và kiểm tra định kỳ
- Mua sỉ, áp dụng kế hoạch thanh toán và làm thêm giờ
- Hạn chế thời gian ngưng hoạt động
- Tăng số lượng sản phẩm để khách hàng lựa chọn
- Sử dụng bảng khảo sát
- Đo lường tỉ lệ chuyển đổi
- Chấp nhận trao đổi sản phẩm
- Tạo ra các sản phẩm combo khóa chặt khách hàng
- Tối ưu hóa các chi phí sản xuất, kinh doanh và đấu thầu sản phẩm.
>>> Xem chi tiết 155 cách tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp TẠI ĐÂY
Một số câu hỏi thường gặp tới lợi nhuận doanh nghiệp?
Hạn chế của lợi nhuận là gì?
- Lợi nhuận không phản ánh được các khoản nợ của doanh nghiệp.
- Các báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được kiểm tra để biết chắc doanh nghiệp có tạo ra tiền hay không.
- Lợi nhuận không thể chỉ ra được năng lực sản xuất hay chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận không bao hàm được các chi phí ẩn hoặc các khoản chi không liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các biến động thị trường và các yếu tố bên ngoài cũng có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận không phải là chỉ số duy nhất để đánh giá thành công của doanh nghiệp và cần được xem xét kết hợp với các chỉ số khác như doanh số, tỉ suất lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, v.v.
Lợi nhuận của doanh nghiệp có thể âm không?
- Doanh nghiệp có thể gặp tình trạng lợi nhuận âm khi chi phí hoạt động vượt quá doanh thu và không đủ để bù đắp.
- Thật ra, lợi nhuận âm không phải là điều tồi tệ hoàn toàn, nó có thể làm tiền đề cho sự phát triển trong tương lai.
- Một số doanh nghiệp lợi nhuận âm vẫn sử dụng thu nhập để đầu tư và xây dựng cơ sở vững chắc cho sự tăng trưởng tương lai.
- Do đó, quan trọng là hiểu rõ tình trạng lợi nhuận âm của doanh nghiệp và tìm ra cách để sử dụng nguồn lực hiệu quả để đánh bại tình trạng này.
Lời kết
Trên đây là những cách tăng lợi nhuận doanh nghiệp mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Tuy nhiên, để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp không phải là chuyện đơn giản và đòi hỏi sự kiên trì, chịu khó nghiên cứu và đổi mới. Quan trọng nhất là đặt khách hàng làm trung tâm, đáp ứng nhu cầu thực của họ. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy đặt ra một kế hoạch và thực hiện chúng một cách đầy kiên trì, bền bỉ. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp của bạn mới có thể lớn mạnh và đem lại lợi nhuận bền vững. Chúc các bạn thành công!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN